Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Một vài nét về nhạc sĩ La Thăng

1.Tác giả:
- Tiểu sử
 Tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn Ngọ
 Sinh ngày 6/7/1930
 Quê quán: Xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
- Quá trình hoạt động:
Ông hoạt động âm nhạc từ khá sớm:
 +1947-1950: Biểu diễn huấn luyện và sáng tác tại Đoàn Thiếu nhi Nghệ thuật Trung ương.
 +1951-1954: Dạy âm nhạc ở trường Tân Trào, Tuyên Quang, và hoạt động âm nhạc trong phong trào thiếu nhi thuộc Tỉnh đoàn Thanh niên Hà Giang.
 +1955-1961: Nhạc sĩ sáng tác của Đoàn Ca Múa nhân dân Trung ương.
 +1961-1966: Học và tốt nghiệp Đại học Sáng tác tại Nhạc viện Hà Nội, sau đó lại về công tác tại Đoàn Ca Múa nhân dân Trung ương.
 +1969-1987: Ông công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc, sau đó làm Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa.

 

 +1987-1992: Cục trưởng Cục Xuất bản.
 Hơn 50 năm qua ông đã viết nhiều thể loại âm nhạc. Từ ca khúc (gần 200bài), hợp xướng đến nhạc không lời (32 bài), nhạc cho múa, sân khấu, điện ảnh, nhạc cho dân tộc cổ truyền.
Những tác phẩm của ông, số lớn được phổ biến trong công chúng, trên làn sóng của Đài tiếng nói Việt Nam. Nhiều tác phẩm được giải thưởng của Trung ương, các ngành đoàn thể.
- Giải thưởng:
 +Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba,
 +Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất,
 +Huy chương Vì thế hệ trẻ của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
 +Huy chương Chiến sĩ Văn hóa,
 +Huy chương Vì sự nghiệp văn hóa quần chúng.
2.Các tác phẩm tiêu biểu:
- Ca khúc:
 +Chuyện ông già Bình Giang (1948), giải thưởng sáng tác bài hát do Cục Dân quân Bộ quốc phòng tổ chức năm 1949,
 +Bài ca chính thức của Trường Tân Trào (1950),
 +Em cấy ruộng nhà (1956), giải thưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương,
 +Tổ quốc em có nhiều tên đẹp, Giải A Ủy Ban Thiếu niên nhi đồng,
 +Bảo vệ Hà Nội anh hùng (1966), giải A Hội Văn nghệ Hà Nội,
 +Ca mùa 5 tấn(1967), giải A Bộ Nông nghiệp và Hội nhạc sĩ Việt Nam,
 +Lên đường đánh Mỹ (1968),giải A Trung ương Đoàn Thanh niên và Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
- Hợp xướng:
 +Phi nước đại(1960)
 +Tự hào Tổ quốc ta(1973).
- Nhạc dân tộc:
 +Lúa vàng (đồng tác giả với nghệ sĩ Bá Phổ), độc tấu đàn nguyệt (1969),
 +Niềm vui giải phóng, độc tấu kèn bầu(1968),
 +Quê hương quật khởi, độc tấu nhị(1967).
- Nhạc cho múa:
 +Khúc nhạc mùa xuân(1966)
- Nhạc cho điện ảnh:
 +Phía tây thành Huế(1969),
 +Campuchia 3+4(1979), giải thưởng Bồ Câu Vàng tại Liên hoan Điện ảnh quốc tế tại Lai-xích(1979),
 +Nước nguồn Pắc Pó(1975),
 +Bài ca lấn biển(1977),
 +Hòa bình trên sông Đà(1978).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

lăng mộ đá toyota thanh hóa