Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

La Thăng và Tác phẩm Tự hào Tổ quốc ta


Nhạc sĩ La Thăng

   Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, chúng ta thấy xuất hiện một số bài hát của La Thăng như: Bé đeo ba lô, Thanh niên vui hát, Chiều Việt Bắc… Những sáng tác đầu tay này của anh có may mắn sớm được cảm tình trong quần chúng (đặc biệt trong giới thanh niên học sinh ở Việt Bắc lúc bấy giờ) và cùng với sự dìu dắt bồi dưỡng của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đối với anh trong những bước đi ban đầu, đã cổ vũ, động viên anh bước mạnh vào con đường sáng tác âm nhạc.
   La Thăng là một nhạc sĩ mới trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Anh vừa sáng tác vừa tự học như nhiều nhạc sĩ khác cùng lứa tuổi với anh; mãi sau này, anh mới được theo học âm nhạc có hệ thống ở bậc đại học. Nhưng, anh đã tâm tình, những yếu tố cơ bản nhất đã tạo nên các tác phẩm của anh vẫn chính là cuộc sống vô cùng tươi đẹp và tràn đầy tình yêu thương của quê hương đất nước mà Bác Hồ và Đảng đã đem lại, do cách mạng và nhân dân vun đắp nên. Luồng gió mới của cách mạng đến với anh ngay lúc mới lớn lên đã tạo cho anh nhiều cảm xúc đẹp đẽ trong tâm hồn và đã hình thành một phần trong phong cách âm nhạc của anh.
   Âm nhạc của La Thăng trong sáng tác, lạc quan và giàu chất trữ tình. Với tính chất đó, La Thăng thường thể hiện nội dung đề tài bằng hình thức ngợi ca-Anh muốn viết thật nhiều-như anh đã tâm niệm-để dâng lên Đảng lên Bác và Tổ quốc yêu thương những âm điệu thắm thiết, trong sáng nhất của lòng mình. Anh đã viết những bài: Ca mừng đời ta tươi đẹp, Tự hào Tổ quốc ta, Ánh sao sáng mãi bầu trời- Anh ca ngợi những chiến sĩ và dân quân du kích đã cầm súng chiến đấu kiên cường cho Độc lập, Tự do của dân tộc như: Kể chuyện du kích làng Nguyễn đánh giặc, Lên đường đánh Mỹ, Điện Ngọc sáng chói tên anh, Anh đi ghi tiếp chiến công, Bảo vệ Hà Nội anh hùng…
   Theo đường lối văn nghệ của Đảng, La Thăng thường đi sâu vào đời sống của anh chị em công nhân trong các nàh máy, xí nghiệp, trên các công trường, hầm mỏ, anh về nông thôn, thâm nhập ruộng đồng để bồi dưỡng tích lũy thêm cảm xúc và viết về những con người lao động cần cù, dũng cảm và đầy sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng đất nước và chủ nghĩa xã hội. Những bài hát của anh như: Thép ta vẫn ra lò, Anh thợ xây và chị thợ hồ, Tiếng hát trong hầm lò, Cô gái hái chè, Ca mùa 5 tấn, Tiếng hát trên đồng xanh… là những cảm xúc âm nhạc chân thực anh đã ghi lại được từ các chuyến đi đó.
   Phương pháp nghệ thuật của La Thăng còn biểu hiện trong sự gọn gàng, khúc triết của khúc thức, sự mượt mà, trau chuốt và đậm đà tính dân tộc trong giai điệu. Đặc điểm này không những được thể hiện trong các bài hát, các bản hợp xướng mà trong cả các thể loại nhạc không lời của anh như: bản Giao hưởng thơ “Đất nước anh hùng”, Tổ khúc biến tấu “Quê hương” viết cho viôlông và pianô, các bản nhạc cho múa, nhạc viết cho điện ảnh và các bản độc tấu, hòa tấu khác của anh đã giới thiệu một phần trên làn sóng của Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam.
   Trong gần 30 năm qua, La Thăng đã sáng tác nhiều và khá đều tay. Trong tập Tự hào Tổ quốc ta này. Nhà xuất bản Văn Hóa chỉ giới thiệu với các bạn yêu âm nhạc một số bài hát chọn lọc của anh từ thời gian kháng chiến chống Pháp đến nay.

Nhà xuất bản Văn Hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

lăng mộ đá toyota thanh hóa